Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội.”
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội.” (khoản 1 Điều 4). Trên cơ sở đó, Luật này cũng quy định về chính sách của Nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng: “Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân chủ động tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.” (khoản 1 Điều 5). Theo đó, tổ chức xã hội thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ được tham gia hoạt động bảo vệ người tiêu dùng.
Căn cứ Điều 28, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng thực hiện những nhiệm vụ sau:
a) Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;
b) Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng;
c) Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
d) Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
đ) Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
e) Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao theo quy định tại Điều 29 của Luật này;
g) Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.
Khi thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Điều 28 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định các nhiệm vụ Nhà nước giao cho tổ chức xã hội thực hiện:
Tổ chức xã hội đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định này được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện một trong những nhiệm vụ sau:
- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng.
- Hướng dẫn, đào tạo nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng.
- Tư vấn, hỗ trợ cho người tiêu dùng.
- Thực hiện các nghiên cứu, khảo sát thực tế, tập hợp ý kiến, phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng.
Hiện nay, trên phạm vi cả nước đã có Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas: http://www.nguoitieudung.com.vn), cùng với đó là hơn 40 Hội bảo vệ người tiêu dùng tại các tỉnh, thành phố.
Danh sách các Hội Bảo vệ người tiêu dùng
Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người Tiêu dùng Việt Nam - VINASTAS
Hội TC và BVNTD Việt Nam (VINASTAS)
Văn phòng tư vấn giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng
|
214/22 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội |
Khieunai.ntd@gmail.com
04.35745757
0904247279
|
Văn phòng phía Nam Hội TC và BVNTD Việt Nam (VINASTAS)
Văn phòng tư vấn giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng
|
49 Pasteur - Quận 1, TP Hồ Chí Minh |
southvinastas@hcm.vnn.vn
08.38215294/8294274
Fax. 08.38293012
|